Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
"Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông"
2 quân cảng Subic và Cam Ranh đương nhiên đều vô cùng trọng yếu, Hà Lượng Lượng thừa nhận, nhưng ông Lượng cho rằng chỉ dựa vào 2 quân cảng này không thể ngăn chặn sức manh hải quân, không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Theo ông Lượng, việc quân đội Mỹ tái hiện diện tại Subic hay khả năng Nhật Bản sẽ xuất hiện ở Cam Ranh chỉ càng kích thích quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động (núp dưới danh nghĩa phòng thủ) ở Biển Đông.

 



Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam, hoạt động đối ngoại quân sự bình thường giữa 2 quốc gia đang bị truyền thông Trung Quốc cố tình bóp méo, suy diễn và xuyên tạc nhằm đánh lạc hướng dư luận về những căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông.

 

Xung quanh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vừa qua, đài Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 18/9 phát sóng đoạn bình luận thời sự của Hà Lượng Lượng, một biên tập viên và là nhà bình luận thời sự khá có tiếng của đài này về vấn đề Biển Đông.

 

Phóng sự của đài Phượng Hoàng nói rằng ngày 17/9 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đi thăm căn cứ hải quân Việt Nam tại vịnh Cam Ranh. 

 

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Nhật Bản tới thăm một căn cứ quân sự trọng yếu của Việt Nam. Trong chuyến đi, theo Phượng Hoàng ông Onodera đã nói Nhật Bản và Việt Nam cần tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc.

 

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã duyệt đội danh dự Hải quân Nhân dân Việt Nam, nghe các sĩ quan trong đơn vị giới thiệu về nhiệm vụ của họ, đồng thời lên thăm một chiếc tàu hộ vệ Việt Nam mua của Nga hiện đang đóng tại cảng Cam Ranh, một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất thế giới, mặt hướng ra quần đảo Trường Sa và là cửa ngõ quan trọng đi ra Biển Đông.

 

Nhật Bản và Việt Nam đều đang có những tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc. Phượng Hoàng dẫn nguồn tin truyền thông Nhật Bản nói rằng sau khi thăm quan cảng Cam Ranh, Bộ trưởng Quốc phòng Onodera cho biết, tình hình hai nước Việt Nam, Nhật Bản cơ bản giống nhau và những kinh nghiệm của Việt Nam rất có giá trị tham khảo đối với Nhật Bản. 

 


Hà Lượng Lượng, biên tập viên, bình luận viên thời sự đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.

 

Tokyo có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trên biển.

 

Hà Lượng Lượng cho rằng, cảng Subic của Philippines và cảng Cam Ranh của Việt Nam đều là những quân cảng tốt nhất ở Biển Đông. Cảng Subic trước đây là căn cứ quân sự của Mỹ, sau đó Mỹ rút và bây giờ Philippines lại muốn mời Mỹ quay trở lại trong khi xưa nay theo ông Lượng, Nhật Bản chưa bao giờ để ý đến cảng Cam Ranh của Việt Nam thì nay Bộ trưởng Quốc phòng Isunori Onodera lại bất ngờ tới thăm.

 

2 quân cảng Subic và Cam Ranh đương nhiên đều vô cùng trọng yếu, Hà Lượng Lượng thừa nhận, nhưng ông Lượng cho rằng chỉ dựa vào 2 quân cảng này không thể ngăn chặn sức manh hải quân, không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Theo ông Lượng, việc quân đội Mỹ tái hiện diện tại Subic hay khả năng Nhật Bản sẽ xuất hiện ở Cam Ranh chỉ càng kích thích quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động (núp dưới danh nghĩa phòng thủ) ở Biển Đông.

 

Hà Lượng Lượng tỏ ra tức tối, bức xúc trước việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tới thăm cảng Cam Ranh và với luận điệu xuyên tạc, chụp mũ quen thuộc, Hà Lượng Lượng cho rằng Việt Nam đang muốn cùng Nhật Bản và Mỹ để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông?!

 

Những phân tích, bình luận hiếu chiến, suy diễn và chụp mũ của giới truyền thông Trung Quốc cũng như một số học giả diều hâu nước này chỉ làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp, kích thích chủ nghĩa cực đoan, dân tộc hẹp hòi trỗi dậy trong xã hội Trung Quốc chứ không thể che đậy nổi âm mưu, tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc dùng chiến lược nào để "hất cẳng" Mỹ khỏi Biển Đông? (18-09-2013)
    Hội nghị DOC vừa dứt, Philippines tuyên bố tập trận với Mỹ ở Biển Đông (18-09-2013)
    Quốc tế Hoàn Cầu: Bộ trưởng QP Nhật thăm Cam Ranh nhằm "liên Việt kháng Hoa" (18-09-2013)
    Ấn Độ thừa sức phát triển tên lửa “đấu” với Trung Quốc? (18-09-2013)
    Nhật sẽ bắn hạ máy bay không người lái Trung Quốc nếu cần (18-09-2013)
    Trung Quốc đang xây dựng COC theo quan điểm riêng? (18-09-2013)
    Quan hệ Trung Quốc - Philippines rơi tự do và dấu hiệu lạ ở Biển Đông (18-09-2013)
    Nhận 4 tàu Type 052D, Hạm đội Nam Hải đe dọa Biển Đông (17-09-2013)
    Mỹ-Philippines tập trận, Trung Quốc tung thêm tàu chiến vào Biển Đông (17-09-2013)
    Mỹ - Philippines tập trận đổ bộ gần bãi cạn Scarborough (17-09-2013)
    Cô lập Philippines, Trung Quốc muốn xây dựng COC ‘từng chút một’ (16-09-2013)
    ASEAN - Trung Quốc bàn về COC (14-09-2013)
    Mỹ kiềm chế Nhật-Trung ‘bớt nóng’ trên Hoa Đông (14-09-2013)
    Trung Quốc tạo bóng đen che khuất sự hiện diện của ‘đường lưỡi bò’ (14-09-2013)
    Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo Mỹ tránh xa Biển Đông (14-09-2013)
    Trung Quốc yêu cầu Mỹ không giúp Nhật Bản về Senkaku/Điếu Ngư (13-09-2013)
    Obama sẽ công du 4 nước Đông Nam Á trong đầu tháng 10 (13-09-2013)
    Mỹ diễn tập "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" đối phó TQ (13-09-2013)
    Nhật bình tĩnh "giăng lưới" đợi Trung Quốc tại Senkaku (13-09-2013)
    Lý do gì khiến Trung Quốc “cưng chiều” Campuchia? (13-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152826075.